Trong 1 cuộc thi vấn đáp:
GV: Trên 1 máy bay có 500 cục gạch,
rơi 1 cục hỏi còn mấy cục?
HS: Dễ quá! 499 cục
.
.
…
GV: Làm thế nào trong 3 bước bỏ đc
con voi vào tủ lạnh?
HS: B1: mở tủ lanh B2: nhét con voi vào
B3:đóng tủ lạnh
.
.
GV: Thế trong 4 bước, làm sao để nhé con hươu cao cổ vào tủ lạnh?
HS: B1:mở tủ lạnh B2: lôi con voi ra
B3:nhét con hươu vào B4:đóng tủ lạnh
.
.
GV: Tốt! thế trong cuộc họp đầy đủ các loại muôn thú trên thiên đình thì sao vẫn thiếu 1 con?
HS: Thiếu con hươu cao cổ đang bị nhốt
trong tủ lạnh
.
.
GV: Thế sao trong 1 con sông đầy cá
sấu mà bà lão đi qua vẫn ko bị ăn thịt?
HS: Vì cá sấu đi họp trên thiên đình hết
rồi
.
.
GV: Một bà lão đi qua cầu, tự dưng bà ta lăn ra chết. Hỏi tại sao bà ta chết?
HS: Bà ta bị đột quỵ thì phải…
.
.
GV: Sai! bà ta bị cục gạch trên máy bay
rơi trúng đầu chết. Cậu bị loại! Người
tiếp theo.
Trường học
Em co mà cô…!
Trước tiết thao giảng vật lý, cô Tâm dặn cả lớp:
Cô Tâm: khi thầy hỏi là tất cả phải giơ tay hết nhe. đứa nào không biết thì co ngón tay lại.
HS: dạ!
Trong tiết thao giảng, có 10 giáo viên khác đến dự. cô Tâm đặt câu hỏi:
Tại sao chiếc xe chuyển động được?
Cả lớp đều giơ tay.
Cô Tâm: à, lớp ta hôm nay giỏi quá. vậy Bu em nói cho các bạn biết xem nào.
Bu: dạ thưa cô, em co mà!
Học sinh thời nay
– Thầy nghĩ là ở đây không thích hợp để ngủ. Em có thể về nhà nằm ngủ được đấy!
– Thưa thầy không sao đâu ạ, chỉ mong thầy và các bạn nói nhỏ một chút!
– !!!!!
Ý của tác giả
Các thầy cô dạy văn của bạn có chắc là điều họ nghĩ là ý của tác giả khi ổng viết cái đó không? Ai mà biết được.
Ví dụ khi tác giả viết: “Cái rèm màu xanh.”
Điều thầy cô nghĩ: “Cái rèm thể hiện nỗi buồn mênh mang và sự bất lực của ông trong hoàn cảnh đó.”
Ý của tác giả: “Cái rèm xanh vãi.”