Cách mượn đồ hàng xóm

Cứ mỗi lần người đàn ông nhà bên đến gõ cửa nhà Robinson là y như rằng ông ta sẽ mượn một thứ gì đó.

– Lần này ông ta sẽ không có cơ hội mượn được thứ gì nữa đâu – Robinson lẩm bẩm nói với vợ – Xem đây này.

– Ơ, tôi tự hỏi không biết sáng nay anh có dùng cái cưa máy hay không? – Người hàng xóm bắt đầu.

– Ôi, tôi rất tiếc – Robinson nói – Nhưng thật sự thì cả ngày hôm nay tôi phải dùng đến nó rồi.

– Nếu vậy thì anh sẽ không cần những cây gậy chơi gôn đâu nhỉ, anh có phiền nếu tôi mượn chúng không? – Người hàng xóm hỏi.

Click to rate this post!
[Total: 75 Average: 4.1]

Mặt trời hay mặt trăng?

Hai gã say đang trò chuyện trên đường về nhà:

– Đẹp thật, nhìn trăng kìa!

– Sai bét! Đó là mặt trời!

Họ cãi nhau cho đến khi gặp một người lảo đảo đi ngược lại, một người hỏi:

– Này anh bạn, hãy nói xem cái vật đang chiếu sáng trên kia là mặt trời hay mặt trăng vậy ?

Người kia nhìn lên trời chăm chú rồi cau mày hỏi lại:

– Xin lỗi, các anh định hỏi về cái bên trái hay bên phải?

Click to rate this post!
[Total: 111 Average: 3.8]

Thực tế

Anh chàng nọ muốn tạo điều kiện cho cậu bạn thân của mình có được những trải nghiệm thực tế trước khi kết hôn nên nói chuyện với vợ:
– Chồng: vợ ơi, hôm nay anh muốn mời thằng Tuấn về nhà ăn cơm tối.
– Vợ: anh điên à! Nhà thì bề bộn ngập ngụa trong rác bẩn, cả tuần nay em cũng chưa đi chợ lấy gì mà nấu ăn đãi khách. Còn bát đĩa suốt mấy ngày anh có chịu rửa. Thế mà anh còn dầy mặt mời bạn về nhà à?
– Chồng: à, em đừng lo! Thằng bạn anh định lấy vợ. Anh muốn cho nó đi thực tế tìm hiểu trước rồi đưa ra quyết định cuối cùng ý mà.

Click to rate this post!
[Total: 228 Average: 3.7]

Ý của tác giả

Các thầy cô dạy văn của bạn có chắc là điều họ nghĩ là ý của tác giả khi ổng viết cái đó không? Ai mà biết được.
Ví dụ khi tác giả viết: “Cái rèm màu xanh.”
Điều thầy cô nghĩ: “Cái rèm thể hiện nỗi buồn mênh mang và sự bất lực của ông trong hoàn cảnh đó.”
Ý của tác giả: “Cái rèm xanh vãi.”

Click to rate this post!
[Total: 107 Average: 3.7]